Hãy giảm cân. Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, hãy giảm cân nếu bạn thừa cân và đừng tăng cân nếu bạn đang có cân nặng lý tưởng. Tránh những thực phẩm có thể gây trào ngược. Nếu bạn có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản hãy tránh: thực phẩm nhiều mỡ, thực phẩm có gia vị mạnh, thực phẩm có tính axít (như cà chua, cam, quýt,...), bạc hà, sô-cô-la, hành, cà phê hoặc đồ uống tương tự có chứa caffein, đồ uống có ga,... Nên ăn nhiều bữa nhỏ. Những bữa ăn no làm đầy dạ dày, dễ gây trào ngược hơn. Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn. Sau khi ăn, nên đợi ít nhất 3 giờ mới nằm nghỉ. Nâng cao đầu giường 15–20 cm (hoặc nằm với góc nghiêng 10 -17 độ) bằng gối nêm nhằm giúp nâng thực quản cao hơn dạ dày. Lưu ý không xếp chồng nhiều gối lên nhau, vì như vậy chỉ mình phần đầu được nâng cao, thực quản vẫn nằm ngang với dạ dày. Xem xét lại những thuốc bạn đang dùng. Nhiều thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Chúng bao gồm: thuốc
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp. Do tính chất phức tạp của bệnh nên nhiều người thường đánh giá sai về tình trạng của mình, từ đó sinh ra tâm lý thờ ơ với bệnh. Điều này có thể khiến bạn gặp những biến chứng như loét, hẹp thực quản… Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây về căn bệnh này cũng như cách điều trị từ gốc để tránh những nguy hiểm khôn lường của bệnh. Bạn có đang khổ sở mỗi ngày vì trào ngược dạ dày? Người bị trào ngược dạ dày thực quản thông thường sẽ hay ợ chua, cảm thấy nóng rát ở vùng ngực do axit trào lên vùng thực quản. Nhiều người bị hen phế quản gây khó thở, hoặc bị viêm họng, viêm amidan, khản tiếng trong một thời gian dài không biết tại sao, khi đi khám thì mới phát hiện ra mình bị trào ngược. Đó mới chỉ là những triệu chứng ban đầu. Người bị trào ngược dạ dày còn gặp vô số các vấn đề khác như là bị phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp ống thực quản; buồn nôn bất kể là đói hay no, thậm chí cả khi nằm ngủ. Vậy nên bệnh nhân thường có xu hướng